KẾ HOẠCH Tổ chức các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Trong trường Tiểu học Tân Ước giai đoạn 2022 - 2030

Thứ hai - 01/08/2022 21:58
Thực hiện công văn chỉ đạo của Huyện đoàn và phòng GD&ĐT Huyện Thanh Oai số: 124/KHKT-ĐTN-PGD&ĐT về Tổ chức các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong trường Tiểu học Tân Ước giai đoạn 2022 – 2030.
TrườngTiểu học Tân Ước xây dựng Kế hoạch về tổ chức các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong trường Tiểu học Tân Ước giai đoạn 2022- 2030.
  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.MỤC TIÊU:
 - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong trường học.
- Trang bị kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em và ngươì chăm sóc trẻ nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích. Bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
- Phát hiện và duy trì, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
   - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PC TNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.
2. Yêu cầu:
 - 100% CB, GV, NV trong nhà trường thực hiện kế hoạch hiệu quả, phù hợp với nhà trường.
- Các hoạt động tổ chức phải thiết thực, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, gia đình và xã hội.
II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ:
- Chỉ tiêu 1: Phổ cập bơi, tổ chức dạy bơi cho 30 học sinh. Giảm 1% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 0,5% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: 100% học được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em . Phấn đấu đạt ít nhất 97% ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn vào năm 2025 và 99% vào năm 2030; tích cực phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em với UBND xã Tân Ước đạt chuẩn cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
- Chỉ tiêu 3: 100% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2025 và 100% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 4: 100% trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và duy trì đến năm 2030; phấn đấu 80% trẻ em 06 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 90% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 5: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viê trong nhà trường là cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Chỉ tiêu 6: 100% nhân viên y tế  học đường biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 và duy trì vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 7: 100% cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em; quản lý, theo dõi và báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn số liệu trẻ em bị tai nạn, thương tích và trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích. nhân rộng việc triển khai chương trình hướng dẫn, tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, dạy bơi an toàn cho trẻ em trong nhà trường.
      - Chỉ tiêu 8: Phấn đấu trường đạt tiêu chuẩn an toàn vào năm 2025 và duy trì sđến năm 2030.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 I. Công tác tuyên truyền, giáo dục.
   - Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khoá
  - Tăng cường tuyên truyền phòng chống tai nạn trong cỏc đợt trọng điểm: Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ, tháng hành động vỡ chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
  - Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, công an, gia đình, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
  - Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học.
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, đuối nước, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông tại cộng đồng phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng; thông qua các cuộc thi, liên hoan, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng, thiết lập các trang mạng xã hội như facebook, fanpage, kênh youtube... nhằm tận dụng thế mạnh của mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông kịp thời, đầy đủ các kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông thường xuyên, các chiến dịch truyền thông trực tiếp tại gia đình, cộng đồng, nhà trường về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em.
2. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em
- Triển khai xây dựng, cải tạo môi trường sống an toàn cho trẻ tại gia đình, trường học nhằm giảm mức thấp nhất nguy cơ sảy ra tai nạn
- Thực hiện và nhân rộng tiêu chí Ngôi nhà an toàn, tiêu chuẩn Trường học an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với địa phương. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá công nhận đạt Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Rà soát, thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn tại nhà trường để đạt cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới, gia cố, cải tạo các khu vực thường xảy ra tai nạn thương tích hoặc khu vực có nguy cơ cao gây tai nạn, thương tích cho trẻ em như khu vực sông Hòa Bình, các ao hồ, giếng làng...
- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể để phát huy vai trò, nguồn lực, triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là phòng, chống đuối nước trẻ em. Đưa nhiệm vụ triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo/Ban điều hành bảo vệ trẻ em.
3. Xây dựng môi trường an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Phối hợp với ban văn hóa xã Tân Ước giới thiệu các trung tâm: thể thao huyện có tổ chức các lớp dạy kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em để các bậc phụ huynh cho các con tới đó học. Đồng thời duy trì mô hình ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
4. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan
- Tổ chức lớp thực hành tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ CBGVNV trong nhà trường công tác phòng chống tai nạn thương tích trong trường học; vận động các cộng tác viên, tình nguyện viên, cha, mẹ người chăm sóc trẻ em tham gia lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về kiến thức về kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
- Tạo điều kiện cho nhân viên y tế học đường tham gia lớp tập huấn nâng cao năng lực các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ bị tai nạn, thương tích.
5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách, pháp luật liên quan phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
6. Các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử
a) Phòng, chống đuối nước trẻ em:
- Tuyên truyền, vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em.
- Tư vấn, tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em, an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại nhà trường, cộng đồng; Giới thiệu trung tâm dạy bơi an toàn cho gia đình trẻ em; hướng dẫn gia đình quan tâm, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ tai nạn thương tích, đặc biệt tai nạn đuối nước trẻ em.
- Can thiệp, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em tại gia đình, trường học, cộng đồng; tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em trong thiên tai, bão lũ.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ em.
- Tổ chức cho trẻ được tham quan, du lịch có hồ, suối, bể bơi...bảo đảm an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em.
- Kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em.
b) Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em:
- Tuyên truyền, vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ như: mũ bảo hiểm, dây đai an toàn...
- Tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng, các quy định an toàn giao thông đường bộ cho cha mẹ, trường học.
- Xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho học sinh, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các khu vực có tập trung đông trẻ em.
- Kiểm tra, giám sát nhắc nhở việc thực hiện các quy định an toàn giao thông cho trẻ em.
c) Phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em:
- Tuyên truyền, vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại các công trình xây dựng, nhà cao tầng...
- Rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học đặc biệt tại các công trình xây dựng, nhà cao tầng, trung tâm thương mại...
- Kiểm tra, giám sát nhắc nhở việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an
toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em nhất là tại các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại...
d) Phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em:
- Tuyên truyền, vận động 100% CBGVNV và phụ huynh học sinh tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em.
- Rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em.
- Nhà trường tổ chức tập huấn, cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em kiến thức kỹ năng về phòng, chống cháy, bỏng; xử lý tình huống nguy hiểm và sơ cấp cứu khi bị cháy, bỏng.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại nhà trường.
đ) Phòng, chống động vật cắn cho trẻ em:
- Tuyên truyền, vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống động vật cắn cho trẻ em.
- Tập huấn, cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống động vật cắn và sơ cấp cứu khi bị động vật cắn.
- Nghiên cứu, rà soát các quy định về phòng, chống tai nạn động vật cắn đối với trẻ em, đặc biệt động vật nuôi trong gia đình.
e) Phòng ngừa trẻ em tự tử:
- Tuyên truyền, vận động CBGVNV và phụ huynh học sinh tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa trẻ em tự tử.
- Tập huấn, cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, giáo viên và trẻ em các kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử ở trẻ em; phát hiện sớm và theo dõi, hỗ trợ các trường hợp trẻ em có nguy cơ tự tử; tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em.
- Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân tự tử ở trẻ em.
- Rà soát các quy định pháp luật, chính sách về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
7. Tăng cường hợp tác, vận động nguồn lực thực hiện Chương trình
- Tăng cường hợp tác, vận động hỗ trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể, cộng đồng và người dân tham gia thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Chủ động trao đổi kinh nghiệm và học tập mô hình về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của các quốc gia, tổ chức trong khu vực và quốc tế.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá Chương trình
- Định kỳ, đột xuất tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Triển khai, thu thập dữ liệu bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình, lồng ghép cơ sở dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em trong hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện nghiêm việc đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, thu thập số liệu, chỉ tiêu về tai nạn, thương tích trẻ em.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên giao cho nhà trường hàng năm.
2. Hiệu trưởng nhà trường chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được cấp hàng năm và các nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp để tổ chức triển khai.
IV.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN
         Căn cứ nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện về công tác phòng, chống TNTT, ĐN đối với trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2030 theo nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tai nạn, đuối nước của đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
          Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh quán triệt tới cha mẹ học sinh các lớp trong trường về kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh. Xác định trách nhiệm quan trọng của phụ huynh học sinh trong việc cho con, em tham gia học bơi tại các lớp dạy bơi; chủ động dạy bơi cho con em đối với những phụ huynh có khả năng dạy bơi; quản lý chặt chẽ con em, kiên quyết không để con em tự học bơi, tự tắm ao, hồ, sông, suối, tắm biển không có người lớn kèm và những nơi có cảnh báo không an toàn.
Sử dụng đội ngũ giáo viên đã tham gia các lớp tập huấn bơi, giáo viên thể dục vào việc dạy bơi cho học sinh tại địa phương, nhà trường.
Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên trong trường học tổ chức dạy bơi, hoặc tham gia dạy bơi cho trẻ em, học sinh trong các kỳ nghỉ hè.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng chống TNTT trẻ em trong trường học.
Tô chức sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn về “ Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, các nội dung về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách phòng tránh, sơ cấp cứu, ứng biến với trường hợp bị tai nạn thương tích về điện, về nhiệt, nổ hóa chất… cho học sinh.
Lồng ghép nội dung vào chương trình “ Sân chơi cuối tuần” tại các liên đội và trên địa bàn dân cư.
Nhân rộng mô hình “ Cổng trường an toàn giao thông” và các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường học.
         V. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG TÁC THÔNG TIN BÁO CÁO
         Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện Kế hoạch; cập nhật, thống kê, báo cáo tình hình TNTT, ĐN của học sinh xảy ra tại nhà trường về phòng GDĐT trước ngày 01/08//2022 và gửi báo cáo kết quả thực hiện hàng năm (file mềm và bản đỏ) qua gmail: totieuhocthanhoai@hanoiedu.vn
          Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống TNTT, ĐN đối với trẻ em, học sinh  của trường Tiểu học Tân Ước về các hoạt động phòng chống TNTT trẻ em giai đoạn 2022-2030, đề nghị các cán bộ, giáo viên và học sinh nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- TTYT Huyện Thanh Oai (để b/c);
- Trường THTU (để t/h);
- Lưu VP./.
HIỆU TRƯỞNG




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây